Home / ẨM THỰC / 5 sai lầm khi nấu cháo khiến bé chậm cân

5 sai lầm khi nấu cháo khiến bé chậm cân

Cháo cũng chính là một món ăn quen thuộc nhất với những đứa trẻ trong những năm đầu đời và cháo cũng là món ăn dinh dưỡng và phù hợp với hệ tiêu hóa cho trẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nấu cháo cho trẻ phát triển tốt nhất, mà các mẹ cũng hay mắc phải những sai lầm khi nấu cháo khiến cho bé chậm tăng cân và phát triển kém với với những đứa trẻ cùng trang lứa. Cùng tìm hiểu những sai lầm cần tránh dưới đây để cải thiện cách nấu cháo cho bé nhé.

1. Cho thêm ngũ cốc vào cháo

chao-cho-be1

Khi bạn nấu cháo cho trẻ ăn dặm thì nhiều chị em thường hay có thói quen cho quá nhiều nguyên liệu vào cháo như nấu cháo ngũ cốc để tăng thêm dinh dưỡng cho con. Tuy nhiên đây chính là một sai lầm, bởi vì ngũ cốc dù chúng có giàu dinh dưỡng đến đâu nhưng nó lại không phù hợp với hệ tiêu hóa vẫn còn non của trẻ nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Nếu như bạn cho ngũ cốc vào cháo thì trẻ dễ mắc phải chứng khó tiêu nhanh no và cảm thấy chán ăn. Lâu dần thì sẽ sinh ra hiện tượng biếng ăn ở trẻ.

2. Nấu cháo bằng nước hầm xương

Cũng có rất nhiều bà mẹ cho rằng nước xương hầm có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho con, nhất là canxi thì nó giúp cho con cứng cáp và chắc khỏe hơn. Tuy nhiên thì thực tế việc dùng nước hầm xương chỉ có tác dụng làm tăng lên vị ngọt và mùi thơm cho món cháo. Đối với những chất dinh dưỡng cần thiết thì vẫn giữ lại được trong thịt và xương, vì vậy nên các mẹ cho ăn cả thịt thì mới đủ chất nhé.

Ngoài ra thay vì chỉ sử dụng duy nhất nước hầm xương nấu cháo cho trẻ thì chị em cũng nên đa dạng lại cách nấu bằng việc sử dụng các loại nước rau luộc nữa cũng rất tốt cho trẻ.

3. Không sử dụng dầu ăn cho bé

chao-cho-be2

Có rất nhiều bà mẹ có suy nghĩ đó là cho dầu ăn vào cháo sẽ khiến cho bé bị đau bụng hoặc có thể không hấp thụ được các dưỡng chất. Những điều này thì hoàn toàn sai lầm bởi vì dầu ăn sẽ giúp cho con hấp thụ thêm được nhiều chất dinh dưỡng khác trong thức ăn hàng ngày hơn.

Ngoài ra thì dầu ăn cũng được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo cho cơ thể, cùng với những thực phẩm giày chất béo khác như là mỡ động vật và bơ… chất béo đối với cơ thể rất cần thiết cho sự trao đổi chất và hoạt động của não bộ.

Vì vậy nên khi nấu cháo cho con thì các mẹ nên cho vào khẩu phần cháo cho con yêu khoảng 1 thìa cà phê dầu ăn. Tuy nhiên chị em cũng chỉ cho dầu vào khi cháo sắp chín và không nên cho dầu ăn vào cháo khi bắt đầu nấu nhé.

4. Cho trẻ ăn quá mặn

Đây chính là một sai lầm nấu cháo cho bé lớn nhất của chị em khi cho thêm quá nhiều gia vị vào món ăn của con. Theo các chuyên gia thì trẻ từ 1 tuổi trở lên mới nên ăn thức ăn có gia vị. Trước đó thì trẻ nên ăn thực phẩm cùng với vị nguyên bản. Bởi vì với trẻ nhỏ khi ăn gia vị sớm dễ gây rối loạn vị giác và cũng là nguyên nhân hàng đầu tới chứng chán ăn và biếng ăn ở trẻ. Khi ăn quá nhiều muối thì sẽ khiến cho trẻ dễ mắc phải các bệnh cao huyết áp và đau tim cũng như bị đột quỵ sau này gây nên cho trẻ sức khỏe không tốt.

Vị giác của trẻ thường nhạt hơn so với người lớn nên nếu như mẹ ăn thấy vừa miệng thì với con là quá mặn rồi đấy nhé.

5. Nấu một nồi cháo cho bé ăn cả ngày

chao-cho-be

Có rất nhiều bà mẹ do công việc bận rộn nên luôn nấu nồi cháo cho bé lớn để cho con ăn hàng ngày, mặc dù điều đó sẽ tiện hơn cho mẹ nhưng không hề tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Vì ở nhiệt độ bình thường thì cháo chỉ được để trong vòng 2 giờ là sẽ bị ôi thiu, nếu như bạn bảo quản chúng trong tủ lạnh thì các chất trong cháo sẽ bị mất đi đáng kể.

Vì vậy nên các mẹ tốt nhất nên nấu cho con bữa nào nấu bữa đấy. Nếu bận quá thì nấu cháo trắng riêng và thực phẩm ăn kèm riêng để trong tủ lạnh. Đến bữa thì cho chúng lại với nhau và nấu cháo lại cho nóng sẽ giảm thiểu được tình trạng ôi thiu cũng như mất chất.

Leave a Reply

Your email address will not be published.