Nước mía là món nước thư giãn ngày hè rất được ưa chuộng. Không chỉ có hương vị thơm ngon còn giúp thanh nhiệt giải nhiệt độc cực tốt. Thay vì uống nước mía theo cách bình thường các bạn hãy tham khảo công thức dưới đây để có được cốc nước mía hấp dẫn hơn.
Nước mía hiện nay có rất nhiều cách uống như thêm dừa khô, thêm nước quất, thêm chân trâu hay dừa tươi…Mỗi cách uống đều mang đến một hương vị mới lạ cho món nước mía này.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
100ml nước mía ép
1 thìa cafe đường
60ml sữa tươi
1 thìa cafe sữa đặc
Đá viên tùy thích
Công thức chi tiết làm món nước mía sữa đặc
Bước 1: Các bạn hòa tan sữa tươi với sữa đặc vào. Sau đó hào tan nước mía và đường vào.
Bước 2: Cho đá viên vào ly nước mía sau đó rót hỗn hợp sữa đã hòa ở trên vào nước khuấy đều là thưởng thức được.
Yêu cầu thành phẩm
Ly nước mía ngọt mát có vị thơm béo ngậy của sữa chắc chắn sẽ khiến các bạn thích mê. Nước mía sữa vừa thơm vừa mát lại không có hại cho sức khỏe. Vì thế còn chần chừ gì nữa mà không trổ tài pha chế nước mía để gia đình bạn được giải khát trong những ngày nắng nóng.
Tác dụng thanh nhiệt của nước mía
Theo y học cổ truyền phương Đông, mía là thực phẩm vừa để ăn vừa để làm thuốc rất tốt. Nước mía có vị ngọt, tính lạnh, lợi kinh phế và vị. Nó có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, sinh tân nhuận táo, lợi liệu, tiêu trừ mệt mỏi và hỗ trợ tiêu hóa.
Người ta thường dùng nước mía để chữa các chứng bệnh đường hô hấp, sốt cao, giải độc, tiểu tiện bất lợi, đại tiện táo kết cho đến trướng bụng đầy hơi…
Một số bài thuốc hay từ nước mía cho các bạn tham khảo:
Chữa đau dạ dày mạn tính: nước mía 100ml, nước cốt gừng 10ml. Hòa đều, uống ngày 2 lần.
Dưỡng âm, nhuận phế, trị ho, nóng rát cổ họng: bách hợp 50g, gạo tẻ 50g, nước mía 300ml, nước củ cải 200ml nấu cháo, ăn trong ngày.
Chữa ho gà: mía cắt khúc, chẻ nhỏ, rau má 50g, gừng tươi 2 lát, nước 400ml, sắc còn 250ml, chia uống nhiều lần.
Táo bón nhiệt kết đại tràng, hơi thở hôi, đầy bụng, nước tiểu vàng, nóng: vỏ cây đại (cạo vỏ ngoài) 40g, phèn chua sống 8g. Hai vị tán bột mịn, nước mía 300ml cô đặc, trộn 3 thứ hoàn viên. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần.
Chữa bàng quang thấp nhiệt, đái dắt, buốt, đục, viêm đường tiết niệu: mía 1 khúc (300g), mã đề 200g (cả cây), râu ngô 200g. Mía róc vỏ, rửa sạch, cắt khúc chẻ nhỏ, cho mã đề, râu ngô vào sắc uống.
Hoặc: nước mía 100ml, nước ngó sen 100ml, hòa đều, uống ngày 3 lần. Nước này có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp.
Trị bệnh đường tiết niệu, thanh nhiệt lợi thấp: nước ép mía 500g, hòa nước ép ngó sen tươi 500g. Chia nhỏ uống trong ngày.
Trên đây là công thức làm món nước mía ngon ngất ngây cho các bạn tham khảo. Ngoài thanh nhiệt giải độc nước mía còn chứa nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.