Home / ẨM THỰC / Phòng chống ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết hiệu quả

Phòng chống ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết hiệu quả

Để phòng chống ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết thì các bạn hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây để bảo vệ gia đình mình sức khỏe thật tốt mùng Tết đến xuân về nhé.

ngo-doc-thuc-pham

Trong những ngày Tết thực phẩm phải mua nhiều dùng để ăn dần, tuy nhiên nếu không biết bảo quản đúng cách thì rất dễ bị nhiễm khuẩn và nhiễm hóa chất do không rõ nguồn gốc, hoặc do lưu trữ thức ăn lâu ngày làm cho thực phẩm biến chất, và có thể do bản thân thực phẩm có chứa nhiều chất độc nên có thể gây ra nhiều nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Để phòng chống ngộ độc thực phẩm ngày Tết như thế nào?

1. Ăn chín uống sôi

Để không bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết thì thức ăn phải được sơ chế kỹ càng trước khi cho chúng đi chế biến. Có các loại thịt nên được xát muối trước ở bên ngoài và chần qua nước sôi để khử vi khuẩn và mùi hôi. Còn với các loại rau thì phải rửa kỹ nhiều lần với nước và ngâm qua với nước muối pha loãng khoảng 20 đến 30 phút và nhất là dùng để ăn sống.

Trong ngày Tết thì có nhiều gia đình hay tổ chức ăn lẩu, thức ăn tái sống tất cả bao gồm thịt, hải sản và rau xanh, chính tình trạng này có nguy cơ bị ngộ độc rất cao, nhiễm khuẩn hoặc bị gin sán. Vì vậy nên cách tốt nhất là bạn hãy ăn chín uống sôi, không được để thức ăn sống với thưc ăn chín chung với nhau cũng như dụng cụ cho hai loại thức ăn này chung nhau.

2. Mua thực phẩm nơi đáng tin cậy

ngo-doc-thuc-pham1

Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm đang được quan tâm hàng đầu, có một số đối tượng bất chấp sự an toàn vì lợi nhuận cho mình mà có thể biến thực phẩm bẩn thành tươi ngon và trở nên hồng hào hơn chỉ sau vài phút là chuyện bình thường khi được ngâm hóa chất. Vì vậy nên khi chúng ta chọn mua thịt lợn hay thịt bò, thì hãy chọn khối thịt rắn chắc và có độ đàn hồi, khi ấn tay vào thì thấy thịt mềm và có độ dính, màng ngoài thịt khô và không bị nhớt, không có mùi lạ và mùi ôi thiu.

Còn vơi cá thì tốt nhất nên chọn con còn sống, đang quẫy nước, nếu cá chết thì hãy chọn con còn nhớt bóng, mắt cá còn trong và vảy của cá không bị rời, mang cá hồng, khi bạn ấn vào thịt cá thì không để lại vết lõm. Các loại rau nên chọn mua tại nơi uy tín và hoa quả tươi cũng nên mua quả đúng vụ và còn cuống có lá xanh.

Đối với thực phẩm chế biến sẵn rồi thì chọn nơi bảo quản hợp vệ sinh nhất, khi chọn mua hộp thì nên nhớ chú ý hạn sử dụng còn dài và có ghi rõ nơi sản xuất và các nhà phân phối, thành phần cũng như phần hộp đựng không được méo và phồng hay rỉ sét.

3. Bảo quản đúng cách

ngo-doc-thuc-pham2

Thức ăn khi chúng ta nấu lên thì hãy sử dụng ngay, không nên để quá hai tiếng đồng hồ. Nếu chúng ta để thức ăn lâu hơn, thì nên bảo quản trong tủ lạnh hoặc hâm lại trước khi ăn.

Bạn nên bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp nhất, tủ lạnh chính là thiết bị dùng để bảo quản thức ăn, nên chúng ta phải vệ sinh thường xuyên và sạch sẽ. Không nên để quá nhiều thức ăn tồn đọng trong tủ khiến cho nhiệt độ lạnh và không đảm bảo, thức ăn dễ bị hư hỏng hơn. Ngoài ra thì chị em cũng cần phải lau dọn sạch sẽ khu vực chế biến thức ăn và bếp nấu, rửa tay sạch trước khi nấu và khi ăn nhé.

4. Sơ cứu đúng cách khi ngộ độc thực phẩm

Nếu thấy có các biểu hiện ngộ độc thực phẩm thông thường như buồn nôn và tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu có thể bị sốt… xảy ra vài phút khi bạn ăn hoặc vài giờ, thậm chí sau một ngày khi ăn.

Hãy sơ cứu cho nạn nhân sớm nếu như bệnh nhân còn tỉnh táo thì hãy gây nôn để tống thức ăn ra ngoài, bằng cách cho người bệnh uống nhiều nước và móc họng. Sau khi gây mê thì cho người bệnh nằm nghỉ và dùng thuốc điện giải pha nước để bù lại lượng nước đã mất đi.

Đối với trẻ nhỏ và những người bị hôn mê thì không được gây nôn vì dễ bị hít sặc, cần cho bệnh nhân nằm đầu thấp và nghiêng về một bên để tránh bị hút sặc, sau đó thì hãy cho bệnh nhân đi chưa trị.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.